Wiki Băng Hỏa Trường Ca
Wiki Băng Hỏa Trường Ca
Advertisement

Thế Kỷ Máu là một khoảng thời gian hỗn loạn tại Essos. Khởi đầu từ sự tận diệt của Đế Quốc Valyria trong Ngày Tàn vào năm 102 BC, Thế Kỷ Máu kéo dài đến khoảng một thế kỷ.

Thế Kỷ Máu còn được gọi là “Những Năm Đẫm Máu" và “Những Năm của Máu"; cả hai danh hiệu này được ghi chép lại trong bài đọc bởi George R.R. Martin nằm trong phần bản thảo trước đó về Cuộc Chinh Phạt của Aegon thuộc Băng Hỏa Trường Giới. Tuy nhiên, Martin đến nay vẫn không sử dụng hai thuật ngữ này trong bất kỳ tác phẩm nào của ông đã được xuất bản.

Tiền sự kiện[]

Đế Quốc Valyria đã đánh bại Đế Chế Ghis Cổ Xưa và kiểm soát Những Thành Phố Nô Lệ, ép buộc người Rhoynar lưu đày và thành lập tám trong chín Thành Phố Tự Do - Braavos, thành phố còn lại là thành phố thứ chín và trẻ nhất trong số Những Thành Phố Tự Do lại được thành lập bởi những nô lệ trốn thoát khỏi Valyria. Quyền lực của Valyria cuối cùng thống trị nửa tây Essos, trải dài từ Biển Hẹp đến Vịnh Nô Lệ.

Năm 102 BC, Đế Quốc Valyria sụp đổ khi bán đảo Valyria bị hủy diệt trong Ngày Tàn. Chỉ trong vài giờ, Valyria đã biến mất và Đế Quốc của nó thì sụp đổ. Nhiều người nói rằng lửa và khói nóng đến mức mà kể cả những con rồng vĩ đại cũng bị nuốt chửng. Sự hủy diệt của Valyria đã khiến số lượng những chúa rồng trên thế giới đã biết suy giảm nghiêm trọng. Nhà Targaryen đã kịp thời di dời đến Dragonstone, một tiền đồn nằm tại phía tây của Valyria, Biển Hẹp khoảng mười hai năm trước Ngày Tàn cùng với những con rồng của ho, nhờ thế mà họ có thể may mắn sống sót. Một số chúa rồng khác - những người đã không ở Valyria khi Ngày Tàn bùng nổ cũng sống sót. Tại Tyrosh, Lys và Qohor, người ta nói rằng những chúa rồng đã được tha sống nhưng họ cũng không sống được lâu.

Ngày Tàn

Ngày Tàn của Valyria

Thế Kỷ Máu[]

Những gì theo sau Ngày Tàn của Valyria chính là một cuộc xung đột kéo dài đến một thế kỷ. Sự hủy diệt của Valyria đã để lại một khoảng trống quyền lực to lớn nằm tại Essos. Theo chính sử, Aurion, một chúa rồng từng đến thăm Qohor tự phong bản thân làm Hoàng Đế đầu tiên của Valyria và tập hợp quân đội từ dân xứ Qohor. Với con rồng và một đội quân khoảng ba vạn người, anh hành quân đến để chiếm những gì còn lại của Valyria, nhưng không ai thấy anh lần nào nữa.

Volantis, thành phố mạnh nhất trong chính Thành phố Tự Do tuyên bố bản thân là người thừa kế hợp pháp của Valyria và ra sức chiếm lại những vùng đất từng thuộc về đế chế này. Trong khi đó, người Dothraki cưỡi ngựa từ phương đông, cướp bóc và đốt cháy bất kỳ thị trấn và thành phố nào nằm trước đường của họ, dẫn đến việc hàng loạt vương quốc suy tàn.

Cuộc chiến giữa những người con của Valyria[]

Với cương vị là “Người Con Gái Cả của Valyria”, Volantis tự coi bản thân họ là những người thừa kế hợp pháp của những chúa rồng. Những quý tộc Volantis mang trong mình dòng máu của Valyria, còn được gọi là hổ đã phát động chiến tranh lên những Thành Phố Tự Do khác. Sau khi chiếm được Lys và Myr và kiểm soát vùng nam sông Rhoyne, Volantis cai trị hai thành phố chị em của nó trong vòng hai thế hệ.

Cuộc phản kháng bắt đầu bùng nổ khi Volantis cố gắng chiếm được Tyrosh và cuối cùng, tất cả Những Thành Phố Tự Do, trừ Lorath đều nổi loạn chống lại Volantis hoặc gia nhập liên minh kháng lại Người Con Gái Cả. Pentos viện trợ cho Tyrosh trong công cuộc kháng chiến trong khi Myr và Lys nổi loạn. Qohor và Norvos lập liên minh chống lại Volantis và hủy diệt phần lớn hạm đội Volantis kiểm soát dòng Rhoyne tại Hồ Dao Găm. Sự nổi giận của Cự Nhân cuối cùng bùng nổ tại Braavos, và Chúa Biển Braavos cử đến một trăm con thuyền để viện trợ cho Lys. Argilac Durrandon, Vua Bão xứ Westeros thì dẫn một đạo quân đến Vùng Đất Giao Tranh , tại đây ông đánh bại một đội quân từ Volantis đang có ý định chiếm lại Myr. Pentos và Tyrosh cũng liên hệ tới những chúa rồng cuối cùng, Nhà Targaryen nằm trên Đảo Dragonstone và người đứng đầu của họ, Aegon Targaryen trẻ tuổi, người đã đồng ý gia nhập liên minh chống lại Volantis. Cưỡi trên lưng con rồng của mình, Balerion, anh bay đến Lys, tại đây một hạm đội Volantis đang chuẩn bị xâm chiếm. Điều mà Aegon làm chính là thiêu cháy hạm đội đó. Khi Volantis gửi một hạm đội đến để chiếm lại Valyria, hạm đội biến mất tại Biển Khói. Người Dothraki cũng công kích lãnh địa phía đông của Volantis giờ đang suy yếu.

Cuối cùng, một đảng phái chính trị khác, voi trở thành những người nắm quyền Volantis. Trong khi những con hổ yêu thích sự chinh phạt, những con voi yêu thích thương mại và hòa bình. Sau khi nắm giữ quyền lực gần một thế kỷ, những con hổ thất thế trước những con voi, và kể từ đó, mỗi năm ít nhất hai trong số ba nhà lãnh đạo của Volantis là voi.

Trong khi Volantis là thành phố mạnh nhất trong số Những Thành Phố Tự Do sau Ngày Tàn, Thế Kỷ Máu cũng đã để khiến thành phố bị tan vỡ, phá sản và sụt giảm dân số. Chiến tranh đã khiến Vùng Đất Giao Tranh từng một thời màu mỡ bị giày xéo, những hội lính đánh thuê ra đời trong cuộc chiến vì quyền lực. Họ tiếp tục chiến đấu với nhau tại Vùng Đất Giao Tranh đến ngày nay, nơi Tyrosh, Myr và Lys khai chiến trên những đường biên giới của họ.

Sau cuộc tranh chấp quyền lực trong Thế Kỷ Máu, Volantis được cai trị bởi những con voi thay vì những con hổ.

Sự Trỗi Dậy của Dothraki[]

Do khoảng trống quyền lực sau Ngày Tàn, người Dothraki từ phương đông và miền đất cỏ xanh của trung tâm Essos đã phát động chiến tranh. Với lời khuyên từ mẹ của mình là Doshi, Khal Mengo thống nhất sáu mươi khalasar và chú ý về phương tây. Những Cao Nhân của Vương Quốc Sarnor lờ đi mối đe dọa từ người Dothraki và định dùng họ để gây chiến. Mengo chấp nhận tất cả những gì Cao Nhân ban tặng đổi lại sự trợ giúp của ông, nhưng ông cũng chiếm luôn những vùng đất mà họ đã chiếm được. Ruộn đồng, nông trại và thị trấn đều bị thiêu rụi, và tất cả những vùng đất lại hoang sơ như trước.

Đoàn khalasar của Khal Moro, con trai của Mengo thì hủy diệt Sathar, giết đàn ông xứ đó và bắt trẻ em và phụ nữ thành nô lệ. Kasath và Gornath đều tuyên bố quyền sở hữu lên tàn tích của Sathar, do đó dẫn đến cuộc chiến giữa hai thành phố xứ Sarnor. Sáu năm sau sự sụp đổ của Sathar, Kasath bị hủy diệt và Gornath cũng cùng số mệnh với Kasath khoảng mười hai năm sau đó. Vào thời điểm đó, Khal Moro đã bị giết, thế chân ông là Khal Horro. Sau cái chết của Horro ba năm sau, đoàn khalasar vĩ đại của ông chia tách thành mười hai đoàn nhỏ hơn, những người mà vẫn sẽ tiếp tục cuộc chinh phạt về phương tây. Sallosh, Kyth và Hornorth sụp đổ. Mardosh chống đỡ được khoảng sáu năm, mặc dù cư dân thành phố thậm chí buộc phải ăn xác chết để sống sót. Khi thành phố không thể chống đỡ được nữa, những người đàn ông giết vợ và con của họ để họ không rơi vào tay của người Dothraki, và họ hành quân một lần cuối cùng.

Sau sự sụp đổ của Mordosh, những người Sarnor tập hợp lại để chống lại kẻ thù chung. Tại một đồng cỏ cách Sarnath và những tàn tích của Kasath, họ đối đầu với người Dothraki. Cuộc chiến nằm tại đồng cỏ mà sau này sẽ được gọi là Đồng Quạ kết thúc với chiến bại thuộc về người Sarnor và chiến thắng thuộc về những người Dothraki. Khoảng hai tuần sau, Sarnath bị xâm chiếm và thiêu rụi. Với Thế Kỷ Máu đang dần chấm dứt, những thành phố Sarnor còn lại rơi về tay người Dothraki. Thành phố cuối cùng sụp đổ là Sarys, mặc dù nó đã bị bỏ hoang vào thời điểm Khal Zeggo và đoàn người của ông kéo đến. Saath là thành phố Sarnor duy nhất vẫn còn sống sót, nhưng nó đã chịu một đợt suy thoái mạnh.

Thuộc địa Valyria Essaria rơi vào tay người Dothraki, cũng như Ibbish, một thị trấn của người xứ Ib. Do dân cư đã đào thoát khỏi thành phố, người Dothraki đã đổi tên thành phố lại thành Vaes Aresak, nghĩa là “Thành Phố của Những Thằng Hèn". Tại sa mạc đỏ, những thị trấn và thành phố của người Qaath cũng bị hủy diệt, trong số đó có Qolahn, một thành phố mà ngày nay được gọi là Vaes Qosar. Thành phố nhỏ ngày này được dân Dothraki gọi là Vaes Orvik, tại đây một lượng lớn nô lệ bị dân Dothraki chiếm đoạt và thị trấn nhỏ của người Qarth, ngày nay được dân Dothraki gọi là Vaes Shirrosi cũng bị chiếm đoạt. Chỉ có mình Qarth đứng vững trước cuộc xâm lăng của những chúa ngựa, nhờ vào bức tường ba lớp chắc chắn của họ.

Thành phố Hazdahn Mo, một thành phố xứ Ghis nằm trên những ngọn đồi cũng bị hủy diệt, tại đây những người Dothraki buôn bán những nô lệ có được từ những cuộc chiến tại thành phố Sathar của Sarnori, và hai thị trấn khác nữa cũng bị vó ngựa Dothraki giày xéo, ngày này chỉ có thể biết được tên chúng là Vaes Efe và Vaes Mejhah. Một nơi khác gần Dãy Núi Xương tên là Yinishar cũng bị Dothraki chinh phục, và một thành phố khác ngày này tên là Vaes Leisi, trước kia là một khu định cư của Vương Quốc Ifequevron cũng chịu số phận tương tự.

Vùng đất cỏ trung tâm Essos ngày này đã được biết đến với tên gọi Biển Dothraki do sự mở rộng lãnh thổ của người Dothraki.

Ba Ngàn Qohor[]

Temmo, một khal người Dothraki cưỡi ngựa đi về hướng tây đến với Qohor, một trong Những Thành Phố Tự Trị. Dân Qohor đã chuẩn bị trước cuộc tấn công của đám người Dothraki bằng cách củng cố lại những bức tường của họ và thuê hai hội lính đánh thuê. Sau khi suy nghĩ, họ gửi một người đến Astapor để anh ta có thể mang về cho họ ba ngàn Lính Thanh Sạch, những người đã khiến Astapor trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dân Dothraki đã kịp thời đến trước khi Lính Thanh Sạch ập tới và đánh bại hệ thống bố phòng của Qohor.

Khi người Dothraki định cướp phá Qohor vào ngày hôm sau, hai mươi ngàn người Dothraki tìm  thấy ba ngàn quân Thanh Sạch đang bảo vệ các cảnh cổng. Hội Thanh Sạch đã chứng tỏ sức mạnh của họ khi cầm cự được đến mười tám đợt công kích và giết chết hai ngàn bốn trăm Dothraki, trong đó có cả người đứng đầu của họ là Temmo. Vào ngày thứ tư của cuộc chiến, vị khal kế nhiệm Temmo dẫn những người Dothraki còn sót lại qua cổng để đầu hàng. Như một hệ quả từ sự kiện Ba Ngàn Qohor, từ đó đến nay luôn có những người lính thuộc Hội Thanh Sạch nằm trong quân đội của thành phố.  

Sothoryos[]

Ngày Tàn của Valyria và Thế Kỷ Máu theo sau nó cũng ảnh hưởng đến lục địa Sothoryos. Nạn cướp phá ở Naath liên tục hoàng hành đến độ phần lớn Hòa Nhân rời khỏi hòn đảo. Gogossos trở nên thịnh vượng trong những năm ấy, họ dần trở nên giàu có và quyền lực, nhưng đến năm 37 AC, một dịch bệnh khủng khiếp tên Cái Chết Đỏ đã tác động nặng nề đến thành phố và trong suốt một thế kỷ sau, thành phố một thời thịnh vượng bị bỏ hoang .

Những thành phố bị Dothraki hủy diệt[]

Người Dothraki đã đặt tên lại những thành phố mà họ đã cướp phá và hủy diệt trong Thế Kỷ Máu. Những thành phố, thị trấn và khu định cư sau được biết đến là đã ngã xuống trước vó ngựa Dothraki trong Thế Kỷ Máu:

Sarnori:

  • Gornath, hiện tại là một đống tàn tích. Được đặt tên lại thành Vaes Leqse, nghĩa là Thành Phố của Chuột bởi người Dothraki.
  • Kasath, được biết đến như Thành Phố của Những Đoàn Buôn nhưng nay lại thành tàn tích. Được đổi tên lại thành Vojjor Samvi, nghĩa là “Những Vị Thần Tan Vỡ" bởi người Dothraki.
  • Hornoth.
  • Kyth.
  • Mardosh, được biết đến với cái tên “Thành Phố của Những Người Lính". Được Dothraki đổi tên lại thành Vaes Gorqoyi, nghĩa là “Thành Phố của Đợt Tiến Công Đẫm Máu”, vốn được đặt tên để tưởng nhớ những hàng phòng thủ cuối cùng của Mardosh trước vó ngựa Dothraki.
  • Sallosh, từng được biết đến với tên gọi “Thành Phố của Những Học Giả" giờ chỉ còn là một đống tàn tích. Được đổi tên lại thành Vaes Athjikhari, nghĩa là “Thành Phố Bệnh Tật" bởi người Dothraki.
  • Sarnath, giờ chỉ còn là một đống tàn tích. Được Dothraki đổi tên lại thành Vaes Khewo, nghĩa là “Thành Phố Sâu Trùng".
  • Sarys, hiện giờ là tàn tích. Được Dothraki đổi tên lại thành Vaes Graddakh, nghĩa là “Thành Phố Rác Rưởi".
  • Sathar, được gọi là “Thành Phố Thác Nước" nhưng giờ chỉ còn là một đống tàn tích. Được Dothraki đổi tên lại thành Yalli Qamayi, nghĩa là “Trẻ Thơ Than Khóc".

Do Saath là thành phố Sarnor duy nhất còn tồn tại, Rathylar nhiều khả năng cũng đã bị Dothraki hủy diệt.

Ghiscari:

  • Hazdahn Mo, giờ là tàn tích. Được Dothraki đổi lại thành Vaes Diaf, nghĩa là “Thành Phố Đầu Lâu".
  • Một thành phố Ghis, tên gốc không rõ nhưng hiện là một tàn tích. Được Dothraki đổi tên lại thành Krazaaj Has, nghĩa là “Dãy Núi Sắc Nhọn" do những kim tự tháp mà thành phố từng có.
  • Một thị trấn Ghis nhỏ không rõ tên gốc, giờ là một đống tàn tích. Được Dothraki đổi tên lại thành Vaes Efe, nghĩa là “Thành Phố Xiềng Xích".
  • Một thị trấn Ghis nhỏ không rõ tên, giờ là một đống tàn tích. Được Dothraki đổi tên lại thành vaes Mejhah, nghĩa là “Thành Phố Đĩ Điếm”.

Qaathi:

  • Qolahn, một thành phố hiện giờ chỉ còn là tàn tích. Được Dothraki đổi tên lại thành Vaes Qosar, nghĩa là “Thành Phố Nhện".
  • Một thị trấn Qarth nhỏ, hiện giờ là tàn tích. Được người Dothraki đổi tên lại thành Vaes Orvik, nghĩa là “Thành Phố Roi", bắt nguồn từ số lượng nô lệ khổng lồ mà người Dothraki có được khi chiếm thành công thành phố.
  • Một thành phố Qarth nhỏ, hiện giờ là một đống tàn tích. Được người Dothraki đổi tên lại thành Vaes Shirosi, nghĩa là “Thành Phố Bọ Cạp".

Mặc dù không được làm rõ là có bị Dothraki tấn công hay không thành phố Vaes Tolorro có vẻ như nằm trong số các thành phố thất thủ trước Dothraki, do khoảng cách địa lý của nó với những thành phố khác như Vaes Orvik, Vaes Shirosi, và Vaes Qosar, cộng thêm với đó chính là việc Qarth đã được công nhận là thành phố Qaath duy nhất còn tồn tại.

Một số nơi khác:

  • Essaria, ban đầu là một thuộc địa của Valyria, giờ là tàn tích. Được người Dothraki đổi lại thành vaes Khadokh, nghĩa là “Thành Phố Tro Tàn".
  • Ibbish, một thị trấn của người xứ Ibb, hiện giờ bị bỏ hoang. Được Dothraki đổi tên lại thành Vaes Aresak, nghĩa là “Thành Phố của Những Thằng Hèn”.
  • Yinishar, hiện giờ là tàn tích. Được Dothraki đổi tên lại thành Vaes Jini, nghĩa là “Thành Phố của Những Con Dê".
  • Một khu định cư trước kia của những “mộc chủng" từ Vương Quốc Ifequevron, tên của nó đến any vẫn chưa rõ. Hiện tại là tàn tích. Được Dothraki đổi lại thành Vaes Leisi, nghĩa là “Thành Phố Ma”.

Adakhakileki, nghĩa là “Những Kẻ Ăn Đồng Loại" trong tiếng Dothraki là một thành phố nhỏ đã bị hủy hoại nằm trên bờ Biển Độc, có vẻ như cũng đã thất thủ trước vó ngựa Dothraki do nó hiện tại đang là tàn tích, tên cũ thì bị lãng quên theo dòng chảy lịch sử trong khi cái tên Dothraki lại được biết đến.

Advertisement